BỖNG DÙNG LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI TRONG QUÁ TRÌNH XAY NGÔ KHÔ

Bỗng dùng làm thức ăn chăn nuôi trong quá trình xay ngô khô

Xay ngô khô

Hầu hết những bỗng thu được sau chưng cất là trong quá trình sản xuất ethanol từ ngô (một số hạt ngũ cốc khác có được dùng nhưng ít hơn ngô).

Ngô có quãng 2/3 tinh bột, mà tinh bột được chuyển thành ethanol và CO2 trong quá trình chưng cất và lên men. Chất dinh dưỡng còn lại trong ngô, như protein, mỡ, khoáng và các vitamin, được cô đặc lại theo 3 cách khác nhau và được xem như là hạt ngũ cốc đã chưng cất hoặc như là những chất có thể hoà tan sau chưng cất đã được cô đặc.

Quá trình được bắt đầu bằng xay ngô thành bột thô. Bột được trộn với nước, hoặc có bổ sung enzyme, để chuyển bột thành đường. Sau đó, sản phẩm (trở thành dạng bột nhão “cơm rượu”) được nấu lên và khử trùng.

Sau khi làm nguội, trộn men rượu vào cơm rượu và đường chuyển thành ethanol và CO2 trong giai đoạn lên men. Cơm rượu được chưng cất để chiết xuất ethanol. Bỗng rượu được lọc / ép hoặc ly tâm để tách nước. Chất lỏng này được đưa trở lại hệ thống đun nấu và được bán làm thức ăn chăn nuôi, hoặc khử nước từng phần thành xirô được gọi là những chất có thể hoà tan sau chưng cất đã được cô đặc (CDS).

Bỗng rượu ướt được bán làm thức ăn chăn nuôi hoặc sấy khô thành bỗng khô (DDG). Nếu bổ sung CDS vào DDG rồi sấy khô, sản phẩm mới này trở thành bỗng rượu và chất hoà tan được sấy khô (DDGS).

Đồng sản phẩm làm thức ăn chăn nuôi từ ngô xay lên men sấy khô

Có thể chia bỗng rượu thành 2 nhóm chính:

Bỗng khô (DDG): là sản phẩm còn lại sau khi lấy cồn ethylic bằng cách chưng cất ngô dã lên men rồi sấy khô bỗng.

Chất hoà tan của bỗng được sấy khô (DDGS): là sản phẩm còn lại sau khi lấy cồn ethylic bằng cách chưng cất ngô dã lên men và được cô đặc và làm khô ít nhất 3/4 lượng chất đặc.

Đặc điểm của những đồng sản phẩm chủ yếu làm thức ăn chăn nuôi

Thành phần của những đồng sản phẩm (bỗng) có thể bị ảnh hưởng của nguyên liệu thô, kỹ thuật chế biến và loại hình trang thiết bị sử dụng trong quá trỉnh chưng cất.

Cần phải ghi nhận rằng trong quá trìnhẩnn xuất cồn, một số thành phần dinh dưỡng (ví dụ protein) đậm đặc lại, cũng như xảy ra hiện tượng tổng hợp một số thành phần khác (nhóm vitamin B). Điều quan trọng là bạn cần xét nghiệm bỗng để đảm bảo rầng những thành phần dinh dưỡng đúng đắn đang được sử dụng trong quá trình lập khẩu phần.

Nhiều chủ xưởng xay khô ngô đã cung cấp bỗng ướt. Khi cho ăn bỗng ướt, có thể áp dụng những cách cho ăn và xử lý khác nhau, miễn rằng bạn phải làm theo hướng dẫn của người bán bỗng ướt về cách cho ăn.

Sử dụng bỗng khô làm thức ăn chăn nuôi

Cho gà

Có thể dùng bỗng từ quá trình lên men ngô xay khô để nuôi gà. Bỗng này là một nguồn tuyệt vời về acid linoleic, một acid béo cần thiết, và chúng được cân bằng với những thành phần dinh dưỡng khác được sử dụng trong khẩu phần thức ăn gà giống và gà mái đẻ.

Bỗng thường thiếu lysine, do đó cần có sẵn nguồn bổ sung lysine để cân bằng khẩu phần. Acid amin cần thiết nhất, hoặc là acid amin thiếu nhất, cho gia cầm là methionine cần cho quá trình mọc lông; tất cả bỗng đều phong phú methionine.

Cho lợn

DDGS là đồng sản phẩm đầu tiên của công nghiệp lên men ngô xay khô. DDGS là sản phẩm có lượng chất xơ vừa phải nhưng hàm lượng dầu thì cao, cho phép dùng làm thức ăn nuôi lợn. Nó có nguồn phospho tốt, nhưng ít calcium. Nó cũng là nguồn khoáng hỗn hợp tốt. Bỗng này rất giàu nhóm vitamin B có thể hoà tan trong nước cũng như vitamin E. Cũng như tất cả bỗng có nguồn gốc từ ngô, DDGS có hàm lượng thấp về lysine và tryptophan, do đó cần bổ sung thường xuyên lysine và tryptophan, nhất là trong thức ăn cho lợn trong các giai đoạn từ sinh trưởng đến kết thúc.

DDGS giàu chất xơ hơn hạt cốc, nên có thể hạn chế sử dụng nó trong khẩu phần nuôi lợn kết thúc. Những công trình nghiên cứu của các Trường Đại học và những công trình nghiên cứu cá nhân cho thấy DDGS của ngô có thể cung cấp một cách có hiệu quả về năng lượng, protein và những thành phần dinh dưỡng khác cho lợn trong các giai đoạn chăn nuôi.

Cho thuỷ sản

Gần đây, các thành phần dinh dưỡng của bỗng của ngô lên men trong chưng cất cồn đã được nghiên cứu đưa vào khẩu phần làm thức ăn cho cá. DDGS là nguồn protein rất tốt không có các yếu tố kháng dinh dưỡng.

Công trình nghiên cứu của trường Đại học bang Kentucky cho thấy một khẩu phần mà nguồn protein hoàn toàn là thực vật (DDGS và đỗ tương) có thể thay thế hoàn toàn nguồn bột cá đắt tiền trong khẩu phần cá nheo (Feedstuffm, 31/8/1992, pps. 12-13). Công trình nghiên cứu của D. Abrano và cs (J. World Aquaculture Society 24:46, 1993) đề nghị có thể dùng đến 4% DDGS trong khẩu phần tôm he nước ngọt.

Những protein thực vật, nhìn chung có giá trị dinh dưỡng thấp thua bột cá nên thường cho năng suất cá thấp hơn. Nhưng nơi nào dùng 2 nguồn protein thực vật, ví dụ bột đỗ tương và DDGS, có thể thay thế hoàn toàn bột cá. Lượng DDGS dùng làm thức ăn chăn nuôi nhiều hay ít là tuỳ loài / loại hình vật nuôi và năng suất mong đạt được. Theo Hughes Tunison, Phòng Thí nghiệm Dinh dưỡng Cá, Cortland, NY (Feedstuff, 29/12/1986, p. 10), có thể sử dụng đến 8% DDGS trong khẩn phần nuôi cá hồi hồ mà không có tác hại.

Trong tất cả các trường hợp, các nhà nghiên cứu thuỷ sản đã đánh giá rầng khi sử dụng bỗng từ chưng cất cồn để nuôi cá, không có ảnh hưởng gì đến đặc điểm nhận cảm hoặc thịt của cá.

Cho động vật đặc biệt

DDGS là thức ăn có lợi cho chó và ngựa. Chưa có nhiều tài liệu về sử dụng DDGS trong thức ăn cho mèo.

Với hàm lượng tuyệt vời về dầu và giá trị xơ có hiệu quả, DDGS được dùng làm thành phần chủ yếu cho thức ăn ép đùn, sấy khô của chó. DDGS cực kỳ hợp khẩu vị của chó. Công trình nghiên cứu của Trường Đại học Illinois (1984) cho thấy có đến 10% DDGS được dùng trong thức ăn cho chó con

DDGS cũng có tác dụng mong muốn lên khẩu phần chó thành thục được duy trì trong trạng thái không hoạt động do cung cấp thêm xơ bổ sung. DDGS có thể là thành phần dinh dưỡng tốt cho chó già nhờ hàm lượng xơ của nó.

DDGS có thể được sử dụng có hiệu quả trong thức ăn nuôi ngựa. Công trình nghiên cứu của Pagan (nghiên cứu về ngựa tại Kentucky) đã đánh giá về tính ngon miệng, nhận thấy rằng sử dụng DDGS đến 10% không làm ảnh hưởng đến tính ngon miệng khi cho ngựa ăn bằng thức ăn viên. Trong thí nghiệm này, sử dụng DDGS đến 20% đã tâng mức ăn được. Có thể kết luận rầng có thể sử dụng DDGS trong khẩu phần ngựa đến 20%.

Cho bò thịt

Bỗng rượu đã được nghiên cứu và sử dụng trong thức ăn nuôi bò thịt từ năm thập kỷ trước. Lợi ích thu được chủ yếu là:

  • Cải thiện được hoạt động dạ cỏ;
  • Protein có chất lượng thoát qua dạ cỏ;
  • Tác dụng năng lượng của xơ;
  • Tính ngon miệng;
  • Tính an toàn;
  • Nguồn rất tốt của những khoáng cần thiết như K và P.


Công trình của Firkins (1984) cho thấy những tiểu phần protein của DDGS khó hoà tan hơn so với protein của gluten ngô, do đó DDGS có giá trị thoát qua dạ cỏ tốt hơn gluten, đây là điều quan trọng cho một thức ăn sinh trưởng.

Bỗng là một đồng sản phẩm của quá trình lên men. Trong quá trình lên men, nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho bò thịt được sản sinh hoặc tập trung lại, nhất là nhóm vitamin B và chất hữu hiệu. Hai thành phần dinh dưỡng này tăng lên đã kích thích chức năng và sự khoẻ mạnh của dạ cỏ.

Những công trình của Trường Đại học Nebtaska (1995) cho thấy không có sai khác thống kê về bình quân tăng trọng ngày và vật chất khô ăn được giữa các lô thí nghiệm sử dụng bỗng. Hiệu quả sử dụng thức ăn của bò thịt được nuôi bằng WDG và WDGS là tương tự so với cho ăn ngô nghiền, nhưng với bê đực thiến được ăn khẩu phần có DDGS thì kém hiệu quả hơn so với những lô khác. Dựa trên tài liệu này và giả định cho rằng những chất dinh dưỡng cơ bản có cùng giá trị năng lượng, thì những giá trị năng lượng của WDG, WDGS và DDGS tương ứng là 96; 102 và 80% so với ngô nghiền.

Những điều cần lưu ý trong thí nghiệm này và những thí nghiệm khác là sự nhiễm acid giảm khi được ăn bỗng. Đó là vì bỗng thay thế những carbohydrate và chất bột đường có thể hoà tan bằng mỡ và xơ có hiệu quả giúp cho cân bằng sinh thái dạ cỏ.

Một nghiên cứu vỗ béo bò thịt giai đoạn sinh trưởng tại Fahey (Trường Đại học Illinois, 1982) cho thấy bê đực thiến được ăn bỗng thì lớn nhanh và có hiệu quả hơn so với bò được ăn các thành phần thức ăn khác. Đó có thể một phần do hiện tượng giảm thấp sự phân huỷ các tiểu phần protein của bỗng tại dạ cỏ, nhờ đó phần lớn các acid amin được thoát xuống ruột non.

Trong một nghiên cứu ở Nebraska (tài liệu cá nhân chưa công bố) 4 nguông protein dùng cho bê đã được đánh giá. Trong nghiên cứu này, bỗng cho kết quả tốt gấp hai lần so với bột đỗ tương và DDGS tốt gấp 18 lần so với bột đỗ tương. Bảng 7 cho thấy kết quả này.

Có thể dùng bỗng để nuôi bê tập ăn. Vì đặc điểm thoát qua duy nhất của nó, nên dùng bỗng để nuôi bò. Bò cái nuôi con có nhu cầu protein cũng giống bò sữa. Do đó đề nghị mức 35% nên dùng làm thức ăn bổ sung cho bò thịt sinh sản.

Có thể đưa bỗng (đến 20%) vào chế độ nuôi bê thịt chăn thả trên đồng cỏ.

Bò thịt có thể sử dụng tốt khẩu phần khởi động với thức ăn có bổ sung bỗng. Với chất lượng protein, đặc điểm tăng cường tính ngon miệng và có tính an toàn, bỗng rất thích hợp cho các chương trình nuôi bò. Những con bò này bị stress và cần có những thành phần thức ăn kích thích chức năng dạ cỏ. Vì vậy bổ sung với tỉ lệ 20% vào khẩu phần là thích hợp.

Dựa trên những nghiên cứu được tiến hành tại các trung tâm nghiên cứu ở mìên Trung tây, có thể kết luận rằng có thể bổ sung DDGS vào khẩu phần nuôi bò thịt với mức 40% so với tổng vật chất khô ăn được.

Cho bò sữa

Bỗng là nguồn duy nhất cung cấp các thành phần thức ăn có liên quan đến carbohydrate, protein và mỡ cho bò sữa cao sản. Bỗng là nguồn rất tốt cung cấp 62% protein ăn vào không bị phân huỷ (UIP), 44% xơ không hoà tan trong dung dịch trung tính (NDF) và 11% carbohydrate không xơ (NFC) so với 60 : 40 của hỗn hợp ngô và đỗ tương. Bằng việc thay thế một phần ngô nguyên hạt và đỗ tương, bỗng trở thành một thức ăn có hiệu quả trong việc nâng cao hàm lượng UIP và NDF và giảm thấp NFC cho khẩu phần bò cái đang cho sữa.

Bằng việc phối hợp bỗng vào trong những khẩu phần giàu bột đường, bò cái sẽ tối ưu hoá carbohydrate khẩu phần, từ đó ổn định pH dạ cỏ đầu kỳ tiết sữa ở những bò cao sản. Điều này cải thiện sức khoẻ dạ cỏ và cho sức sản xuất của bò cái.

Khi sử dụng bỗng vào một hỗn hợp sản phẩm protein động vật và / hoặc mỡ, sẽ nâng cao tính ngon miệng tổng thể của khẩu phần. Đã có ghi nhận rằng bò cái thích mùi vị của bỗng. Công trình của L. Armentano (1994), Trường Đại học Wisconsin, cho thấy DDGS là nguồn cung cấp methionine rất tốt và DDGS là nguồn bổ sung lysine cho bột máu.

Công trình nghiên cứu của Owens và cs (1991) cho thấy không có sai khác về sản lượng sữa, FCM và SNF giữa khẩu phần dùng đỗ tương và dùng DDGS. Khi so sánh đối chứng âm tính, bò cái ăn khẩu phần DDGS sản xuất 2-3kg FCM nhiều hơn rõ rệt. Những kết quả này cho thấy rằng khi bổ sung DDGS (19% DMI) vào khẩu phần nuôi bò sữa, bò sẽ cho sản lượng sữa bằng hoặc vượt so với khẩu phần dùng đỗ tương. Kết quả được nêu trong bảng 8. Đối chứng dương có 36% DMI, là quá cao, teo tài liệu này.

Hơn 10 năm qua, nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá các yếu tố tác động đến khả năng thụ thai. Một trong những yếu tố này là protein. Một số nhà nghiên cứu cảm thấy cho ăn quá mức loại protein có thể mất phẩm chất đàu kỳ tiết sữa, có thể làm suy giảm năng suất sinh sản, thể hiện bằng hiện tượng chậm trễ của hoạt động chức năng hệ thống sinh dục bình thường hoặc giảm khả năng thụ thai.

Không đủ những protein không thể phân huỷ, có thể làm chậm trễ sự hồi phục hệ thống sinh dục trở lại trạng thái bình thường vì không đủ các acid amin. Khả năng thụ thai có thể bị giảm vì dư thừa protein có thể phân huỷ (có thể hoà tan), dẫn đến làm tăng hàm lượng ammoniac, urê, hoặc những hợp chất nitrogen khác trong dịch tử cung gây nên độc cho tinh trùng, trứng hoặc phôi. Ferguson và cs, Trường Đại học Pennsylvania, 1986 (Cuộc họp hằng năm Hội Khoa học về Sữa lần thứ 81, 22-26/6/1986) đã báo cáo rằng DDGS có thể là nguồn rất tốt về protein không thể phân huỷ cho bò cái nếu gặp phải những bất hiệu quả về sinh sản.

Gần đây, somatotropin bò (BST) được chấp thuận làm một thành phần TĂ rất tốt cho bò. Hàm lượng của các chất dinh dưỡng trong các thành phần TĂ là quan trọng khi sử dụng BST. McGuffey và cs đã đánh giá 2 mức protein (14% và 17%) và 2 mức protein không phân huỷ (33% và 40%) bằng cách dùng DDGS như là phần protein bổ sung. Khẩu phần chứa lượng protein thô nhiều nhất và khẩu phần có tỉ lệ cao nhất về protein không phân huỷ đã làm tăng khả năng sản xuất sữa cao nhất (+9,7lb/bò cái) so với đối chứng.

Chalupa và cs (1989) chứng minh rằng những bò cái ăn BST đã cho sữa bổ sung với năng lượng bổ sung. DDGS có chứa 7%-9% dầu và cung cấp thành phần thức ăn năng lượng không bột đường. Điều lợi ích quan trọng khác của DDGS là làm tăng tính ngon miệng và có tiềm năng tăng tổng mức vật chất khô ăn được của bò cái. Đây là do đặc điểm duy nhất của bỗng kích thích dạ cỏ và duy trì hoặc ổn định sự cân bằng pH trong dạ cỏ.

Grings và cs (Trường Đại học Idaho, 1992) đã cho bò ăn DDGS với mức 20,8% lượng vật chất khô ăn được. Mức này dựa trên khẩu phần cỏ alfalfa.

Bỗng là thành phần chất dinh dưỡng rất tốt đối với bê cái thay thế nuôi ở giai đoạn khởi động và sinh trưởng. Với đặc điểm rất tốt của nó về protein thoát qua và về tính an toàn của xơ có thể dùng bỗng trong những thức ăn ban đầu.

Có thể cho bê cái hướng sữa ăn bỗng với mức 20% mà không cần quan tâm đến những rối loạn tiêu hoá. Với tất cả những đặc điểm duy nhất, DDGS có thể dùng cho bò cái hậu bị thay thế đến 20% lượng vật chất khô ăn được.

Dựa trên kết quả nghiên cứu của một số trung tâm nghiên cứu miền Trung tây, có thể kết luận rằng có thể dùng DDGS trong khẩu phần bò cái đang cho sữa đến mức 30% tổng lượng vật chất khô ăn được trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường. Nếu sử dụng BST, có thể cho ăn DDGS với mức cao hơn./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này